Địa lý và địa danh Em-mau

Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.

Trong cuốn Tal-mud Giê–ru–sa–lem và trong sách luận Sê-vi-it 9, 2 (Shevi’it 9, 2) (tham khảo: Le Talmud de Jérusalem, Moise Schwab chuyển ngữ, các Nhà xuất bản Maisonneuve và Larose, Paris, tập 2, trang 416; Jerusalem Talmud, tractate Sheviit 9, 2, H. Guggenheimer, trans. Berlin-NY 2001, trang 609), tình hình địa lý của Em-mau được diễn tả như sau: "Từ Bet-hô-ron cho tới biển, ta gộp nó lại thành một tỉnh thôi chăng», phần còn lại được hiểu là vùng lân cận ? R. Yohanan đáp rằng, không ! ta gặp ở đó núi, đồng bằng và thung lũng; từ Bet-Hô–ron cho tới Em-mau là núi; từ Em-mau cho đến Lod là đồng bằng và từ Lod cho đến biển là thung lũng".

Địa điểm Em-mau còn được vẽ trên bản đồ địa lý thời La Mã: theo bản đồ cổ Pơ-tin-giê (Peutinger) thì Em-mau cách Giê–ru–sa–lem 19 dặm (khoảng 28 km) về phía tây và theo bản đồ P-tô–lê–mê (Ptolémée) thì khoảng cách trên phải là 20 dặm (tương đương 29,5 km). Các dữ liệu này được xác định bởi các nhân chứng sau: một số bản chép tay và bản dịch cổ của Tin Mừng theo thánh Lu-ca (đặc biệt trong bản Codex Sinaiticus) cho biết khoảng cách từ Giê–ru–sa–lem đến Em-mau là 160 xtat (1 xtat tương đương 160m), thánh Ơ-dep-bơ Đơ Xê-da-rê [3], một người hành hương vô danh từ Bordeaux, thánh Giê–rôm [4] và nhiều người khác.Tên gọi Em-mau chắc hẳn có nguồn gốc từ chữ « Hammat » hoặc « Hamta » trong tiếng Do Thái, có nghĩa là « suối nước nóng » (danh địa này đã được trích dẫn trong cuốn Midrash Zouta, chương 6 câu 8 viết về sách Diễm Tình Ca và cuốn Midrash Rabba chương 1 câu 45 viết về sách Ai-ca. Tên gọi này rất có thể đã được Hy-lạp hoá vào thế kỷ thứ II trước Công Nguyên và nó được sử dụng trong văn chương Do Thái cổ dưới nhiều dạng khác nhau: Ammaus, Ammaum, Ammaous, Emmaum, Maous, và al Amous: Άμμαούμ, Άμμαούς, Έμμαούμ, Έμμαούς, אמאוס, אמאום, עמאוס, עמאום, עמוס, מאום, אמהום…